Xem để thấy đời rất nhiều niềm vui

Thứ Sáu, 16 tháng 7, 2010

Sự kết hợp giữa hai bộ phận Marketing và bán hàng

 

ket-hop-marketing-va-ban-hang

Một doanh nghiệp muốn đạt được doanh số bán hàng cao cần phải có sự phối hợp tốt giữa bộ phận bán hàng và Marketing. Bởi danh sách khách hàng tiềm năng - được coi là sản phẩm của bộ phận Marketing nếu có chất lượng cao sẽ hỗ trợ rất tốt và tiết kiệm thời gian cho bộ phận bán hàng, ngược lại, khi bộ phận bán hàng khai thác tốt danh sách này, sẽ tăng hiệu quả của một chiến dịch Marketing.

 

Và trong môi trường kinh doanh cạnh tranh như hiện nay, hai bộ phận này càng cần phối hợp tốt với nhau nhằm tận dụng tốt các cơ hội kinh doanh. Đây chính là những tính năng một giải pháp CRM có thể mang lại cho doanh nghiệp, giúp doanh nghiệp kiểm soát và nâng cao hiệu quả kinh doanh và gia tăng lợi nhuận.

Bằng việc ứng dụng hệ thống CRM nhằm hỗ trợ cho sự phối hợp chặt chẽ giữa bộ phận bán hàng và Marketing, các doanh nghiệp có thể đảm bảo đội ngũ Marketing sẽ nhận được những phản hồi có tính xây dựng từ bộ phận bán hàng về chất lượng danh sách khách hàng tiềm năng, đồng thời danh sách này cũng được theo dõi, kiểm soát chặt chẽ trong suốt quá trình kinh doanh của doanh nghiệp. Vậy, một giải pháp CRM hỗ trợ cho sự kết hợp giữa bộ phận Marketing và bán hàng ra sao?

Trước hết, CRM cho phép theo dõi danh sách khách hàng tiềm năng và thực hiện các phép đo. Bằng cách liên tục kiểm tra danh sách, đồng thời rà soát các mối liên hệ với khách hàng, nhân viên sẽ chủ động trong việc phát hiện xu hướng mua sắm của khách hàng, chăm lo cho hoạt động Marketing, đảm bảo không bỏ lỡ cơ hội bán hàng.

Bên cạnh đó, ngoài khả năng theo dõi danh sách khách hàng tiềm năng, CRM cũng cho phép kiểm soát nguồn dữ liệu chiến lược về chiến dịch Marketing và bán hàng. Tại bất cứ thời điểm nào, doanh nghiệp cũng có thể cập nhật thông tin không chỉ về tình trạng mới nhất của danh sách khách hàng tiềm năng, mà còn thông tin về tỷ lệ khách mua hàng cũng như doanh thu có được. Từ những phép đo này, doanh nghiệp có cơ sở phân tích, tìm ra phương pháp cải thiện hơn nữa hoạt động Marketing và bán hàng, đưa ra những điều chỉnh phù hợp và kịp thời cho chiến dịch Marketing hay chiến lược bán hàng, nâng cao kĩ năng bán hàng và kĩ năng phục vụ cho nhân viên.

Hỗ trợ tiếp theo mà CRM mang lại là khả năng xác định những khách hàng tiềm năng "hot" nhất. Như đã đề cập, một danh sách khách hàng tiềm năng chất lượng sẽ giúp ích rất nhiều cho bộ phận bán hàng trong việc xác định mục tiêu theo đuổi. Tuy nhiên, phải đến 70% danh sách khách hàng tiềm năng không được bộ phận bán hàng khai thác, họ cho rằng chất lượng của danh sách đó còn kém, và khách hàng tiềm năng đôi khi cũng chưa sẵn sàng với quyết định mua hàng.

Để tránh sự lãng phí trong cơ hội kinh doanh, hệ thống CRM giúp doanh nghiệp đánh giá chất lượng danh sách khách hàng tiềm năng một cách khách quan. Tuỳ vào tính chất, đặc điểm của từng nhóm khách hàng, hệ thống CRM giúp phân loại danh sách, xác định thứ tự ưu tiên, và phân chia cơ hội bán hàng tới từng nhóm bán hàng cụ thể. Việc phân chia này giúp đội ngũ bán hàng có phương pháp, hình thức bán hàng phù hợp, và do đó, đẩy nhanh tốc độ giao dịch.

Không chỉ vậy, sự tích hợp giữa hai công đoạn Marketing và bán hàng còn tạo tính chia sẻ thông tin cao. Một ví dụ đơn giản như khi nhân viên bán hàng cảm thấy đặc điểm những khách hàng tiềm năng trong danh sách gửi tới họ không phù hợp, họ có thể đưa ra lý do và chuyển lại danh sách này cho bộ phận Marketing, yêu cầu tìm nhóm bán hàng phù hợp hơn. Ngoài ra, có trường hợp khách hàng có thể rất tiềm năng nhưng lại chưa sẵn sàng mua hàng tại thời điểm hiện tại, khi đó, thay vì bỏ lỡ cơ hội bán hàng, CRM cho phép lưu lại danh sách và bộ phận Marketing có thêm thời gian nghiên cứu, xây dựng lòng tin đối với đối tượng khách hàng này, thúc đẩy nhu cầu mua hàng.

Như vậy, khi có công cụ tốt và với những tính năng thiết thực như trên, nhân viên sẽ làm việc hiệu quả hơn, rút ngắn chu kỳ bán hàng, cho phép theo dõi ROI (lợi nhuận trên vốn đầu tư) của mỗi chiến dịch Marketing, và quan trọng hơn, có thể tìm ra phương pháp bán hàng hiệu quả, chủ động thiết kế các chiến dịch Marketing đảm bảo thu được kết quả tốt hơn trong tương lai.

Như Quỳnh

www.crmvietnam.com

(Tổng hợp từ crm2day)

CRM - Hệ thống Quản trị mối quan hệ với khách hàng

http://www.3c.com.vn/Uploaded/huyenctt/CRM.jpgCustomer Relationship Management là gì? Các chức năng của một hệ thống CRM? Làm thế nào có chương trình CRM thực sự hiệu quả? ... Câu trả lời có ở đây


Nếu bạn đã từng mua sản phẩm nước hoa của Calvin Klein tại www.drugstore.com, thì chắc hẳn bạn sẽ rất bất ngờ bởi thường xuyên nhận được thư chào hàng mỗi khi hãng này giới thiệu một loại hương liệu mới, hay Calvin Klein sẽ gửi cho bạn một e-mail kèm theo lời chào mời khuyến mãi hấp dẫn khi bạn mua hàng trở lại. Thật ra, không có gì là ngạc nhiên cả. Ngày nay, tất cả công việc trên đều được thực hiện tự động nhờ hệ thống Quản trị mối quan hệ với khách hàng (Customer relationship management - CRM).

CRM là chữ viết tắt của Customer Relationship Management (quản trị quan hệ khách hàng). Ðây là lĩnh vực hoạt động nghiên cứu nhu cầu và hành vi của khách hàng để xây dựng quan hệ chặt chẽ giữa doanh nghiệp với khách hàng. Việc thiết lập tốt mối quan hệ này được xem là yếu tố trung tâm quyết định thành công của doanh nghiệp. CRM có rất nhiều thành phần công nghệ, nhưng sẽ là sai lầm nếu xem CRM chỉ là một thuật ngữ công nghệ. Chính xác hơn, phải xem CRM là một quy trình liên kết tất cả thông tin về khách hàng, về hiệu quả và trách nhiệm trong việc bán hàng, tiếp thị và về xu thế thị trường.

Xu hướng sử dụng CRM để tạo dựng và duy trì các mối liên hệ với khách hàng đang ngày càng trở nên phổ biến trong kinh doanh ngày nay. Việc hàng nghìn khách hàng cùng lúc nhận được những lá thư thăm hỏi cũng như những lời mời giảm giá hấp dẫn không còn là điều gì xa lạ nữa. Với CRM, bạn có thể dễ dàng trả lời câu hỏi: Liệu sản phẩm do công ty bạn sản xuất có đáp ứng tốt hơn nhu cầu của khách hàng được không?

Vậy Customer Relationship Management là gì?

Trong các hoạt động kinh doanh cũng như quản lý hành chính, mỗi công ty đều có những mối quan hệ với khách hàng, với các đối tác kinh doanh mà mình phải làm việc, phục vụ hoặc cộng tác. Những mối quan hệ này luôn diễn ra giữa hai đội ngũ- một bên là các nhân viên trong công ty và bên kia là các khách hàng, đối tác kinh doanh có quan hệ với công ty. Vì vậy, công ty cần có một hệ thống quản lý sao cho vừa tạo điều kiện cho các nhân viên thực thi tốt mối quan hệ với khách hàng, vừa giúp cho việc quản lý khách hàng được hiệu quả hơn. Và CRM đã ra đời từ đó khi cùng một lúc phục vụ được cả hai yêu cầu trên.

Viết tắt của cụm từ Quản trị mối quan hệ với khách hàng (Customer Relationship Management), thuật ngữ CRM xuất hiện từ đầu những năm 1990 tại các công ty tư vấn kinh doanh Mỹ. Mong muốn của các chuyên gia khi xây dựng CRM là nhằm tạo ra một phương pháp có thể phát hiện các đối tượng tiềm năng, biến họ thành khách hàng, và sau đó duy trì lâu dài các khách hàng này cho công ty. Đây là một phần mềm giúp các công ty phục vụ khách hàng tốt hơn. Hoạt động của CRM tạo nên một môi trường tựa như "văn phòng ảo" giúp cho việc quản lý được liên tục, không phụ thuộc vào việc nhân viên đang làm việc tại nhiệm sở hay đang đi công tác. Hạt nhân của CRM là một hệ thống cơ sở dữ liệu tổng hợp về khách hàng do các bộ phận khác nhau trong công ty thu thập. Hệ thống CRM có thể được thiết kế gồm nhiều thành phần như quản lý thông tin khách hàng, quản lý tương tác khách hàng, quản lý quy trình bán hàng, quản lý maketing, quản lý sản phẩm dịch vụ hay báo cáo thống kê.... Qua việc tối ưu hóa các chu trình và cung cấp cho nhân viên bán hàng mọi thông tin đầy đủ liên quan đến khách hàng, CRM cho phép các công ty thiết lập những mối quan hệ có lợi hơn với khách hàng trong khi cắt giảm được chi phí hoạt động.

Hiệu quả của hệ thống CRM còn thể hiện ở tính đơn giản khi khách hàng có thể trao đổi thông tin với công ty theo bất cứ cách nào mà khách hàng thích, vào bất cứ thời điểm nào, thông qua bất cứ kênh liên lạc nào, bằng bất cứ ngôn ngữ nào... Dù các yêu cầu của khách hàng có thể phải đi qua những kênh nội bộ phức tạp mới đến đúng bộ phận phụ trách về sản phẩm, dịch vụ đó, nhưng thông qua hệ thống CRM, khách hàng sẽ có cảm giác đang giao tiếp với một thực thể duy nhất và nhận được sự chăm sóc mang tính cá nhân.

Việc ứng dụng CRM sẽ tiết kiệm được rất nhiều chi phí cho các công ty. Thông thường, chi phí để tiếp cận một khách hàng mới cao gấp 5 đến 15 lần chi phí duy trì một khách hàng đã có sẵn. Chi phí bán hàng và chi phí phục vụ khách hàng cũ cũng thấp hơn nhiều so với một khách hàng mới. Những khách hàng trung thành thường xuyên mua hàng sẽ ít chú ý đến giá cả hơn và cũng dễ phục vụ hơn. Còn những khách hàng hài lòng với công ty sẽ khen ngợi công ty với nhiều người khác, qua đó giúp công ty có thêm những khách hàng mới.

Bài học và những thành công của các tập đoàn lớn trên thế giới như Gartner, Sap, Oracle, Siebel... khi ứng dụng CRM đã cho thấy: đây là một giải pháp hợp lý và tiết kiệm nhất cho công ty trong việc quản trị khách hàng. Cũng chính các "đại gia" này đã làm sôi động thị trường CRM năm 2004 với doanh thu đạt tới 11,9 tỷ USD và tốc độ tăng trưởng đạt gần 9%/năm.

Các chức năng của một hệ thống CRM

Nhờ hệ thống CRM, nhân viên giao dịch sẽ dễ dàng nhận ra nhiều đối tượng khách hàng, phối hợp với các bộ phận kỹ thuật khác trong công ty thực hiện các hoạt động maketing, bán hàng và cung cấp dịch vụ phù hợp, nhằm tối ưu hoá lợi nhuận và mang lại sự thoả mãn cao nhất cho khách hàng. CRM còn giúp ban lãnh đạo công ty xem xét, đánh giá hiệu quả công việc của các nhân viên để đưa ra được các chính sách khen thưởng hoặc kỷ luật. Nhìn chung, CRM có các chức năng sau:

Chức năng Giao dịch: CRM hoạt động tương tự như đối với chương trình Outlook của Microsoft. Nó cho phép bạn giao dịch thư điện tử trong mạng lưới người sử dụng CRM, đồng thời giao dịch thư tín với bên ngoài nhờ khai báo các tài khoản POP3.

Chức năng Phân tích: CRM cho phép công ty tạo lập và phân tích thông tin để quản lý và theo dõi những việc cần làm, chẳng hạn công việc diễn ra với khách hàng nào, trong bao lâu, thuộc dự án hay đề tài nào, do ai chịu trách nhiệm…

Chức năng Lập kế hoạch: CRM giúp bạn bố trí lịch làm việc cho cá nhân, cho tập thể, gồm lịch hàng ngày, lịch hàng tuần và lịch hàng tháng.

Chức năng Khai báo và quản lý: CRM cho phép khai báo và quản lý các mối quan hệ với khách hàng để nắm được đó là đối tượng nào trên cơ sở những thông tin hồ sơ đơn giản về họ. CRM sẽ giúp xác định có những khách hàng nào thường xuyên quan hệ với công ty, công ty có những cuộc hẹn làm việc với khách hàng nào, khách hàng là đối tác liên quan tới kế hoạch nào cần ưu tiên...

Chức năng Quản lý việc liên lạc: CRM cho phép quản lý và theo dõi các cuộc gọi điện thoại trong công ty, giúp bạn đặt được kế hoạch vào những thời gian nào cần gọi cho ai, gọi trong bao lâu và bạn đã thực hiện chưa hay đã quên mất…

Chức năng Lưu trữ và Cập nhập: CRM cho phép bạn đọc và ghi tài liệu dù là bất cứ dạng văn bản gì, nhờ đó, người sử dụng hệ thống CRM có thể chia sẻ với nhau về các tài liệu dùng chung, những tài liệu cần cho mọi người tham khảo. Đặc biệt khi nhân viên đi công tác xa, anh ta vẫn sử dụng được một cách dễ dàng kho tài liệu chung của công ty mình, đồng thời có thể gửi vào đó những hồ sơ tài liệu mới cho đồng nghiệp bất chấp khoảng cách địa lý… Có thể nói, CRM đã loại bỏ hoàn toàn việc gửi văn bản đính kèm qua thư điện tử đến với mọi người một cách rời rạc như trước đây.

Chức năng Hỗ trợ các dự án: CRM cho phép khai báo và quản lý thông tin cần thiết về những dự án mà công ty bạn cần lập kế hoạch và triển khai. Cùng với những thông tin chính về dự án, bạn có thể quản lý danh sách các thành viên tham gia dự án, họ thuộc các công ty nào, tiến trình công việc diễn ra như thế nào, thời điểm các cuộc hẹn ra sao, các hợp đồng nào cần ký kết…. Bạn cũng có thể phân chia dự án thành các dự án nhỏ hơn và lên lịch trình thực hiện chúng.

Chức năng Thảo luận: CRM tạo ra môi trường giao lưu thông tin công khai trên toàn hệ thống thông qua việc viết tin, trả lời tin… CRM có thể giúp từng nhóm người trao đổi trực tuyến để thể hiện quan điểm, ý kiến của mình về một vấn đề nào đó, bất kỳ họ đang ngồi tại cơ quan hay đang đi công tác.

Chức năng Quản lý hợp đồng: CRM cho phép quản lý danh sách các hợp đồng kèm theo, dù đó là những nguyên bản hợp đồng lưu dưới dạng PDF.

Chức năng Quản trị: CRM cho phép các nhà quản trị công ty xác lập vai trò và vị trí của những nhân viên bán hàng, nhân viên quan hệ khách hàng, qua đó quản lý và phát huy hết vai trò của họ.

Làm thế nào có chương trình CRM thực sự hiệu quả?

Theo ước tính của hãng Forrester Research thì trong năm nay, các công ty trên toàn thế giới sẽ chi khoảng 13 tỷ USD vào hệ thống CRM. Tuy nhiên, không ít các công ty đã phải thừa nhận rằng họ luôn gặp thất bại trong việc duy trì mối liên hệ với khách hàng. Còn theo hãng nghiên cứu và phân tích thị trường Gartner, có đến 70% các dự án CRM được triển khai không thành công, nhiều công ty đã vì thế mà chùn bước và xem CRM như một cuộc hành trình đáng sợ. Vậy đâu là lý do? Có phải các công ty chưa hiểu hết về CRM hay họ chưa thực sự quan tâm tới CRM?

Theo Tom Siebel, một trong những chuyên gia hàng đầu về CRM, thì có 7 nguyên nhân khiến các dự án CRM thất bại, đó là: Sự chưa hiểu biết về CRM của ban lãnh đạo công ty; Thiếu các kế hoạch chiến lược; Các dữ liệu không đầy đủ;: Thiếu chuyên môn; Thiếu những nỗ lực thúc đẩy mối quan hệ với khách hàng; Chu trình công nghệ không hợp lý; Các yếu tố văn hóa của công ty.

Mặc dù có nhiều nguyên nhân, nhưng theo Tom thì nếu tháo gỡ được các vướng mắc khi triển khai CRM, các công ty vẫn có thể đạt được thành công. "Để CRM thực sự đạt hiệu quả, bạn không chỉ đơn thuần mua phần mềm CRM và cài đặt là xong, mà bạn phải xác định loại thông tin gì về khách hàng cần phải có và sử dụng các thông tin đó như thế nào. Tiếp theo, bạn cần làm rõ tất cả các cách thức để thông tin về khách hàng đến được với công ty, dữ liệu này lưu trữ ở đâu, lưu trữ như thế nào và hiện đang được sử dụng ra sao?"- Tom nói.

Sự quan tâm sâu sắc từ các nhà quản lý cấp cao

CRM sẽ không thể thành công nếu không có sự quan tâm sâu sắc từ phía các nhà quản lý cấp cao. Những nhân vật này nên sẵn lòng tham gia và lãnh đạo hệ thống CRM với mong muốn đem lại những kết quả tốt nhất. Các công ty sẽ tránh khỏi nhiều khó khăn, vướng mắc trong quá trình triển khai CRM nếu các nhà quản lý cấp cao không phó mặc quyền quản lý và điều hành cho một bộ phận riêng biệt. CRM cần sự hỗ trợ từ tất cả mọi thành viên trong công ty, đặc biệt là ban lãnh đạo và bộ phận IT, thay vì để một nhóm các nhân viên tự mình điều hành và xử lý các vấn đề phát sinh. Trước tiên hãy xác định các quy trình làm việc và tác động của CRM, sau đó mới nghĩ đến các yếu tố kỹ thuật khi triển khai. Yếu tố con người khi áp dụng CRM là một trong những thách thức lớn nhất. Do vậy, yêu cầu đặt ra là các nhà quản lý cấp cao trong công ty cần tham gia từ đầu quá trình triển khai CRM và phải làm sao để hệ thống CRM được ứng dụng một cách hiệu quả nhất.

Cải thiện các quy trình và cách thức kinh doanh

Tom trích dẫn lời khuyên của Rob Bois, một nhà phân tích tại AMR Research: "Các công ty cần phải tiếp cận CRM theo một lập trường quan điểm kinh doanh duy nhất. Hãy nhận ra đâu là nơi mà các quy trình quản lý khách hàng bị đứt quãng hay cần chỉnh sửa, trước khi đánh giá tính hiệu quả của hệ thống CRM, cũng như tăng cường yếu tố kỹ thuật cho các phần mềm CRM". Rất nhiều trường hợp, các vấn đề được giải quyết ổn thỏa bằng việc cải thiện các quy trình và cách thức kinh doanh, thay vì bỏ thêm tiền để nâng cấp phần mềm và hệ thống CRM. Cả Tom và Bois đều cho rằng: "Bạn đừng tự động hoá các quy trình và cách thức kinh doanh yếu kém".

Trong quá trình cải thiện các quy trình và cách thức kinh doanh, công ty cần có biết tìm ra mô hình CRM phù hợp với các đặc thù kinh doanh của công ty mình, chứ không phải "gọt giũa" các hoạt động đó cho phù hợp với những phần mềm CRM. Việc triển khai CRM sẽ gặp rất nhiều khó khăn, nếu công ty bỏ qua khâu tổ chức biện pháp thực hiện sao cho hiệu quả nhất. Và các nhà quản lý nên dành nhiều thời gian của mình cho việc thu thập và sắp xếp dữ liệu, để biến dữ liệu thành một lợi thế, chứ không phải một chướng ngại vật.

Xây dựng một chu trình quản lý khách hàng

Sở dĩ Oracle triển khai thành công hệ thống CRM là nhờ trước, công ty này đã soạn thảo một chu trình quản lý khách hàng hiệu quả trên giấy tờ. Chu trình này đặt việc xác định, phân loại, lập mục tiêu và quan hệ tương tác với khách hàng trong một chuỗi các cơ sở thông tin liên tục, nhằm tạo ra những mối quan hệ sâu sắc hơn và tốt hơn với khách hàng. Chu trình cần phải thỏa mãn các yêu cầu "đúng": đúng khách hàng, đúng sản phẩm, đúng lúc, đúng giá, đúng kênh phân phối, đúng thông điệp và đúng chi phí.

Tất nhiên, thỏa mãn các yêu cầu "đúng" đó không phải là việc dễ dàng. "Tại rất nhiều công ty, dữ liệu về khách hàng thường bị "chẻ nhỏ" và phân tán trong các hệ thống lưu trữ khác nhau, vì thế chúng có rất ít khả năng tạo ra một bức tranh toàn cảnh về khách hàng. Việc này không chỉ ảnh hưởng đến công tác tiếp thị, làm tăng chi phí dịch vụ, mà còn làm giảm hiệu quả của kênh quan hệ khách hàng. Giải pháp cho vấn đề này là đưa tất cả dữ liệu về khách hàng tập trung về một nơi theo mô hình dữ liệu thống nhất"- Tom nói.

Bên cạnh đó, việc phân loại khách hàng thường xuyên, hay việc tìm hiểu khách hàng nào mang lại lợi nhuận nhiều nhất, lợi nhuận trung bình và lợi nhuận ít nhất cũng rất cần thiết, bởi dựa vào đó, công ty có thể vạch ra một chiến lược để duy trì và phát triển các khách hàng, nhằm tăng thêm lợi nhuận cho công ty, đồng thời loại bỏ các khách hàng không mang lại lợi nhuận.

Tư vấn và triển khai CRM theo yêu cầu (on-demand CRM)

Các công ty cần dành ra nhiều thời gian để đánh giá và cân nhắc xem mô hình CRM nào thích hợp nhất với mình. CRM chỉ thực sự phát huy hết hiệu quả khi nó được thực thi trên nền tảng công nghệ và cách thức ứng dụng hợp lý. Những công ty kinh doanh nhỏ có thể xem xét đến việc thuê những công ty chuyên nghiệp tư vấn và thực hiện giúp mình các giải pháp CRM, bởi vì cách thức này sẽ ít rủi ro hơn, chi phí cũng tiết kiệm hơn, trong khi vẫn giải quyết ổn thoả các vấn đề quản lý mối quan hệ với khách hàng.

Salesforce.com là một địa chỉ cung cấp mô hình tư vấn và triển khai CRM theo yêu cầu giúp các công ty nhỏ có khả năng triển khai CRM nhanh chóng mà không cần thiết lập riêng một bộ phận CRM chuyên trách. Một trong những lý do khiến dịch vụ CRM theo yêu cầu được yêu thích là bởi ngày càng có nhiều công ty không muốn đầu tư nguồn lực để nghiên cứu những giải pháp quản trị khách hàng trong nội bộ của mình. Họ chỉ cần thuê những công ty CRM chuyên nghiệp làm công việc này. Ước tính sẽ có khoảng từ 20 đến 25% các công ty sử dụng CRM chuyển sang mô hình dịch vụ thuê CRM theo yêu cầu trong vòng ba đến năm năm tới, tuy nhiên, nó sẽ không trở thành sự lựa chọn duy nhất khi triển khai CRM.

CRM cần được ứng dụng tại tất cả các công ty, không kể quy mô và kích cỡ. Nhiều công ty tập đoàn lớn cũng phải nhờ cậy đến những công ty chuyên nghiệp thực hiện giúp các giải pháp CRM. Giống như các công ty nhỏ, những tập đoàn lớn này cũng cảm thấy việc đi thuê tư vấn CRM rất có ý nghĩa và tiện lợi.

Sau cùng, nhận ra những vấn đề vướng mắc khi triển khai CRM trong quá khứ, nhiều công ty đang tỏ ra cẩn trọng hơn khi tiến hành các bước thực hiện CRM, nhằm đảm bảo cho các hoạt động kinh doanh ít rủi hơn, cũng như việc chăm sóc khách hàng ngày một tốt hơn. Các công ty đã quan tâm nhiều hơn đến những mục tiêu của mình, một vài công ty xem CRM như một giải pháp có tính chiến lược cho mình, trong khi số khác lại xem đây như là một quy trình trong các hoạt động của công ty.

Quả đúng như vậy, có rất nhiều công ty hiện nay đang phải đầu tư hàng triệu USD để "dọn dẹp" và tổ chức lại các khối dữ liệu khổng lồ, nhằm xây dựng một nền tảng dữ liệu hợp lý hỗ trợ hoạt động kinh doanh. Vậy thì tại sao bạn không tránh xa bài học đó bằng việc thiết lập một hệ thống CRM hiệu quả ngay từ bây giờ?

(Theo: http://bwportal.com)

 

 

 

 

 

Best Regard,

-------------------------------------------------------------------------------------------

Logo CMC Guide Manual 5Đoàn Công Danh (Mr.)

Business Solutions Consultant

Infrastructure Solution Center                           

                                                                CMC SYSTEM INTEGRATION COMPANY LIMITED

Mobile: 0933 449 994                            A Member of CMC Corporation                                             

Tel: (08).923 8700 - (Ext: 4300)            HCMC Branch

Email: dcdanh@sg.cmc.com.vn       134 -134A Le Hong Phong Str., Ward 3, District 5, Ho Chi Minh City

YM: congdanhdoan@yahoo.com      Tel: (08).923 8700 - Fax: (08).923 8708 - Web: www.cmc.com.vn

 

Tìm hiểu 4 mô hình dịch vụ đám mây hàng đầu hiện nay sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về xu hướng điện toán mới mẻ này.


Điện toán đám mây là một cách nói ẩn dụ hơn là một công nghệ, nhưng sự ví von đó ngày càng khó hiểu cho những ai không phải là chuyên gia. Nhiều biến thể của mây đã xuất hiện càng khiến người ta thêm bối rối.


"Đám mây công cộng không phải là điều hầu hết các khách hàng của chúng tôi đang nói tới hiện giờ", theo Chris Wolf, nhà phân tích của Burton Group thuộc tập đoàn Gartner. "Hầu như mọi thứ đều lai".


Các dịch vụ đám mây công cộng (trả tiền để sử dụng) như EC2 (Elastic Compute Cloud) của Amazon và Azure của Microsoft là những bằng chứng cho khái niệm công nghệ đám mây. Tuy nhiên, thay vì chuyển dịch phần lớn nền tảng CNTT của riêng mình tới các dịch vụ chia sẻ tài nguyên được duy trì một cách chuyên nghiệp, thì hầu hết các công ty ngày nay lại đang sử dụng đám mây để xây dựng hạ tầng ảo nội bộ của họ, nhà phân tích nói.


Lợi ích lớn nhất của đám mây là khả năng kết nối các hạ tầng không tương thích khác nhau, không chỉ một hoặc hai ứng dụng tại một thời điểm, và khả năng của nó để cho khách hàng quay vòng năng lực tính toán nhiều hơn khi họ cần, chuyên gia phân tích Ian Song của tập đoàn Dữ liệu Quốc tế IDC cho biết. Khảo sát thị trường của IDC dự đoán rằng chi tiêu cho dịch vụ đám mây sẽ tăng từ 17 triệu USD trong năm 2009 lên đến 44 triệu USD vào năm 2013.


"Hầu hết mọi người đều không rõ lắm những gì là ảo hóa hay những gì mây sẽ sử dụng", theo Roger Johnson, kỹ sư hệ thống cao cấp tại công ty cung cấp giải pháp hạ tầng mạng SyCom Technologies.


"Mọi người trông có vẻ như đang quan tâm đến mây, nhưng họ không muốn dính líu vào nó cho đến khi có nhiều sự công nhận hơn và thành quả ghi nhận tốt hơn", Johnson nói.


Hầu hết các công ty dùng phương pháp tiếp cận mây từ từ, thêm các giao diện dạng đám mây tới các hệ thống hiện có, xây dựng các hệ thống mới trên những hệ thống tương tác cao, đã được ảo hóa, hoặc thuê máy chủ, địa điểm đặt máy chủ hay các dịch vụ trực tuyến để đáp ứng những nhu cầu cụ thể của họ, Wolf nói.


Không có một mô hình nào kết hợp được hết các ưu điểm của mọi biến thể dịch vụ đám mây, nhưng một vài mô hình thích hợp đã nổi lên:


1. Đám mây riêng


Như là hình thức phổ biến nhất của điện toán đám mây (và thuận tiện cho nhà cung cấp máy chủ ảo VMware) các đám mây riêng (dùng cho nội bộ doanh nghiệp) cho phép một công ty phủ các lớp ảo hóa và phần mềm quản lý lên cơ sở hạ tầng hiện có để liên kết các máy chủ, lưu trữ , mạng, dữ liệu và các ứng dụng. Mục tiêu: Sau khi chúng được kết nối với nhau và ảo hóa, CNTT có thể chuyển đổi lưu trữ, năng lực tính toán hoặc các nguồn tài nguyên khác, một cách vô hình, từ một nơi tới nơi khác để cung cấp cho tất cả các bộ phận người dùng cuối mọi nguồn tài nguyên mà họ cần bất cứ lúc nào, nhưng không có nhiều hơn thế.


Sự khác nhau giữa môi trường ảo hóa cao và đám mây riêng là gì? VMware cho biết một đám mây riêng cũng cần phải đạt mức độ tự động hóa quản lý cao và cung cấp khả năng thanh toán cho các bộ phận kinh doanh. Các đám mây riêng làm cho việc quản lý thông tin và công nghệ dễ dàng hơn, nhưng sẽ gây xáo động cho hầu hết các tổ chức CNTT đã được xây dựng qua nhiều thập kỷ, Wolf nói. "Hiện giờ các máy chủ trao đổi với nhau, không phải mạng hoặc hỗ trợ hay bất cứ điều gì khác", ông nói. "Nếu mọi thứ đều ảo hóa, mọi thứ đều bố trí theo từng chỗ, thì công việc của bạn không thể được xác định theo nơi bạn ngồi".


2. Đám mây công cộng cho thuê


Đám mây công cộng (hay còn gọi là đám mây ngoài) - bất kỳ dịch vụ CNTT được duy trì bởi một nhà cung cấp dịch vụ bên ngoài và được truy cập thông qua Internet -giúp giảm chi phí, tăng hiệu quả CNTT nhưng lại gặp vấn đề về mất an ninh, thiếu tin cậy, lộn xộn và nguy cơ thảm họa. Trong một cuộc khảo sát gần đây của Portio Research, 68% số người được hỏi tỏ ra lo ngại về an ninh từ các dự án mây; 58% nói rằng hiệu suất cũng là một nhược điểm.


"Trong đám mây công cộng điều đáng lo ngại là dữ liệu của bạn nằm trên cơ sở hạ tầng khác của nhà cung cấp dịch vụ", ông Vince DiMemmo, Tổng giám đốc dịch vụ đám mây và CNTT tại công ty Equinix chuyên về dịch vụ và trung tâm dữ liệu cho thuê, cho biết. "Khi bạn thuê một người khác, mong đợi của bạn cho an ninh cao hơn nhiều, do đó, hầu hết khách hàng sẽ không so sánh những gì mà một nhà cung cấp dịch vụ cung cấp với những gì họ làm trong các hệ thống riêng của họ. Khách hàng có xu hướng lo lắng nhiều về mây, không yên tâm như với các dịch vụ thuê chỗ đặt máy chủ hay thuê máy chủ mà họ đã sử dụng lâu nay".


Không có nhiều sự khác biệt giữa các dịch vụ thuê chỗ (đặt máy chủ) hay thuê máy chủ và dịch vụ đám mây trong thị trường PaaS (Platform as a Service - nền tảng như một dịch vụ), có nghĩa là bất kỳ tổ chức CNTT cùng với các nhà cung cấp bên ngoài đã sẵn sàng mọi thứ cho một nhà cung cấp mây, theo Jim Levesque, lập trình viên hệ thống và giám sát hệ thống phục hồi thảm họa dựa trên đám mây và hệ thống sao lưu dự phòng của Sở cấp thoát nước và năng lượng Los Angeles với mạng lưới ứng dụng doanh nghiệp dùng 600 máy chủ.


"Bạn kiểm tra an ninh, đảm bảo về tài chính của họ thì họ sẽ không biến mất ngay lập tức. Hãy thuyết phục khách hàng chắc chắn có dự phòng tốt cho các kết nối, truy cập vào/ra và truy cập mạng cũng như nguồn điện năng cung cấp, những kế hoạch khẩn cấp, tóm lại là tất cả mọi thứ quan trọng", Levesque nói.


Nhưng nhiều khách hàng lại tỏ ra lo lắng sẽ bị lệ thuộc vào công ty dịch vụ nếu các API (giao diện lập trình ứng dụng), hệ thống và các giao diện mà nhà cung cấp dịch vụ đám mây của họ không cho phép họ quay trở lại với các máy chủ nội bộ hoặc chuyển sang hạ tầng của một nhà cung cấp khác, theo Karl MacDonald, trưởng bộ phận truyền bá của nhà cung cấp dịch vụ đám mây Cloud.com.


Những nhà cung cấp tốt nhất các dịch vụ đám mây công cộng ở Mỹ có thể kể đến như Rackspace, Terramark, Equinix, AT & T và IBM


3. Mây lai hay môđun hóa


Tương lai gần của CNTT là mô hình đám mây lai, Wolf nói. Điện toán đám mây lai có thể bao gồm một hỗn hợp các đám mây nội bộ, các dịch vụ đám mây bên ngoài và những lựa chọn SaaS (Software as a Service - phần mềm như là dịch vụ) truyền thống. Việc lai ghép các mảnh nên tính đến từng doanh nghiệp cụ thể và tùy theo từng tổ chức CNTT cung cấp dịch vụ, ông nói.


Một số công ty vừa và nhỏ phải đối mặt với tình trạng khó xử tương tự như người đàn ông đã trưởng thành cứ nhất mực cho rằng mình có thể mặc chiếc quần jean thời trung học khi mà hiện bụng đã phệ. Giám đốc điều hành thường giữ chặt ngân quỹ hơn qua mỗi quý.


Chia nhỏ các dịch vụ theo yêu cầu có thể phù hợp với những hóa đơn ở đây. Khởi đầu, được hình thành cho các ứng dụng như kiểm thử và phát triển theo yêu cầu, các môi trường (chẳng hạn như cần tới 100 máy trạm ảo để kiểm thử một kịch bản phân phối phần mềm) theo yêu cầu được CloudShare, Soonr hoặc Microsoft Azure cung cấp các phiên bản mini của các đám mây có quy mô lớn.


Thay vì mua dịch vụ quy mô lớn từ Amazon hoặc các công ty lưu trữ khác mà phải nhọc công với rất nhiều công việc, từ cấu hình tới quản lý, bạn chỉ cần một dịch vụ cung cấp nền tảng CNTT theo yêu cầu cho các nhóm làm việc chứ không phải là toàn doanh nghiệp, theo Steve Peltzman, Giám đốc CNTT của Bảo tàng nghệ thuật hiện đại của TP.New York.


"Chúng tôi, giống như rất nhiều công ty, chỉ có một bộ các máy chủ hoạt động cho bất cứ điều gì, và bạn không muốn thêm một tính năng bởi vì bạn không muốn can thiệp vào các máy đang hoạt động", Peltzman nói. "Có rất nhiều thứ chúng ta phải đáp ứng trong ngày mà không có các máy chủ dạng rack (rack server) có thể kéo ra để thực hiện. Chúng tôi nhìn vào đó để quyết định thuê ngoài các nhà cung cấp SaaS, như Salesforce, email của Gmail, Amazon hoặc Cloudshare cho nền tảng. Đôi khi tôi không biết chúng tôi sẽ sử dụng một dịch vụ hoặc chức năng cụ thể để làm gì, nhưng tôi biết chúng tôi sẽ cần đến nó. Đó là vì sao tôi đang tìm tới các đám mây".


4. SaaS truyền thống


Để chia nhỏ hơn các chức năng hay khả năng bổ sung, SaaS có thể là phù hợp. Cách nhanh nhất để tiếp cận "điện toán đám mây" là đăng ký email miễn phí tại Yahoo hoặc Google, hoặc các ứng dụng hiệu năng từ các công ty Zoho, 37Signals hoặc một loạt các dịch vụ cho thuê khác nhằm vào các doanh nghiệp, cá nhân.


Dịch vụ email của Google phổ biến đối với các công ty nhỏ hơn là phải quản lý và bảo trì các máy chủ Exchange của chính họ đặt ở đâu đó. Các ứng dụng hiệu năng trực tuyến từ Microsoft, Zoho và các nhà cung cấp khác sẵn sàng cho những ai không muốn trả tiền cho việc nâng cấp một số lượng lớn các ứng dụng máy tính để bàn.


Các công ty thậm chí không muốn phải bảo trì Windows có thể chuyển sang dịch vụ DaaS (Desktops as a Service - máy tính để bàn như là một dịch vụ) của Desktone, ThinkGrid hay dịch vụ VDI (Virtual Desktop Infrastructure - hạ tầng máy tính để bàn ảo) theo yêu cầu của một vài nhà cung cấp khác.


(http://eac.vn - Theo PCW)

Thứ Năm, 1 tháng 7, 2010

Xem và ngẫm nghĩ!







KÈN VUVUZELA
Mi người cũng biết là kèn Vuvuzela này đang được các c đng viên và người thích săn lùng " hàng Đc" ti VN mua trên mng rt nhiu. Vy tìm hiu chút v ngun gc ca loi kèn này chút nhé J
Trước khi thổi hãy tìm hiểu xuất xứ của nó?
 
Và đây là nguồn gốc của vuvuzela, cái mà cả triệu người đang thổi phù phù ở Nam Phi: